Mô hình 4P trong Marketing hỗ trợ nhà quản trị định hình chiến lược marketing và giúp các yếu tố trong marketing được tối ưu, quản lý chặt chẽ. Vậy, 4P trong Marketing là gì ? Cùng Bizfly theo dõi bài viết được chia sẻ dưới đây để hiểu rõ khái nhiệm này và 6 bước triển khai Marketing 4P hiệu quả.
4P trong Marketing là mô hình Marketing Mix bao gốm 4 yếu tố: Sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối ( Distribution), xúc tiến ( Promotion). Chiến lược 4P trong marketing thường được doanh nghiệp sử dụng để đánh giá và cải thiện chiến lược marketing hiện tại hoặc phục vụ cho mục tiêu đối với sản phẩm mới.
4P trong Marketing là gì?
Chiến lược marketing nào cũng luôn lấy sản phẩm là nền tảng phát triển, bởi sản phẩm sẽ giúp quá trình tiếp thị định hướng đúng đối tượng người tiêu dùng và thấu hiểu mong muốn của họ.
Yếu tố Produce trong mô hình 4P marketing cần đảm bảo những yếu tố sau đây khi xác định và phát triển sản phẩm:
Xác định đối tượng tiêu thụ sản phẩm
Đối tượng bạn nhắm đến là phần đông dân số hay chỉ gói gọn trong một phân khúc nhất định? Với mỗi tệp khách hàng sẽ tương ứng với quyết định sản xuất sản phẩm và được áp dụng hình thức đẩy bán khác nhau.
Sản phẩm
Sản phẩm được phân chia thành 4 nhóm cơ bản:
Xác định vị trí sản phẩm trên thị trường
Nếu sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm đã có trên thị trường và đang được thực hiện cải tiến, doanh nghiệp cần làm nổi bật lợi ích vượt trội mà khách hàng sẽ nhận được với những tính năng mới của sản phẩm. Hoặc có thể thuyết phục khách hàng với mức giá hấp dẫn hơn, rẻ hơn so với thị trường.
Nếu doanh nghiệp cho ra mắt một sản phẩm mới, hãy cho khách hàng nghĩ rằng họ cần sản phẩm đó bằng kế hoạch thuyết phục và định hướng bài bản.
Theo dõi sản phẩm
Chu kì sản phẩm luôn có giai đoạn thoái trào, hoặc khâu sản xuất gặp vấn đề, những yếu tố này dù lớn hay nhỏ vẫn tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và làm ảnh hưởng tới doanh thu. Theo dõi sản phẩm định kì dựa trên đánh giá, phản ứng từ người dùng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng thực trạng phát triển sản phẩm của mình.
Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể tham khảo để kiểm tra sản phẩm:
Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, lợi nhuận và vị thế thương hiệu. Nếu giá cao vượt mức lợi ích của khách hàng, họ sẽ không lựa chọn sản phẩm đó. Nếu sản phẩm quá thấp, sẽ bị khách hàng nghi ngờ về chất lượng. Do đó, có 3 yếu tố mà doanh nghiệp cần lưu ý khi xác định chi phí cho sản phẩm:
Một số câu hỏi giúp xác định giá cả cho sản phẩm:
Trong mô hình 4P Marketing, "Place" đề cập đến cách thức mà sản phẩm được đưa tới khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Bao gồm việc quyết định vị trí của các cửa hàng, xác định đại lý, cách thức vận chuyển sản phẩm.
Phương thức phân phối cần được tối ưu xuyên suốt quá trình phát triển doanh nghiệp, bên cạnh đó, việc xác định các phương thức phân phối mới cũng là phương án hữu ích giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu hiệu quả.
Dòng chảy trong kênh phân phối bạn cần nắm vững:
Là các hoạt động của doanh nghiệp nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đến khách hàng. Promotions tạo ra sự chú ý và tăng cường nhận thức về sản phẩm của doanh nghiệp, khuyến khích khách hàng mua hàng.
Một số chiến thuật quảng bá sản phẩm tới khách hàng tiềm năng hiệu quả:
Dù doanh nghiệp thực hiện phương pháp quảng bá nào, đều cần đảm bảo quảng cáo được đặt ở nơi dễ nhìn, vị trí nổi bật nhất. Với vị trí đẹp, doanh nghiệp có thể tối ưu lợi nhuận hiệu quả. Một số vị trí thường được sử dụng để đặt quảng cáo: Trung tâm thương mại, Bảng hiệu treo ở mặt đường lớn, vị trí trên đầu của giao diện trang web,...
2 điểm cần lưu ý khi thực hiện quảng cáo cho sản phẩm:
>> Xem thêm: Marketing thương hiệu và chiến lược Marketing tổng thể cho doanh nghiệp
Từ chiến lược marketing 4P, doanh nghiệp có thể thấy được những mong muốn của người tiêu dùng và những thay đổi của thị trường. Do đó, đồng nghĩa với việc các sản phẩm mới sẽ được phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu và xu hướng mới. Nhờ phát triển theo định hướng điều chỉnh chủ động, các sản phẩm có khả năng cao làm hài lòng lượng lớn đối tượng khách hàng, thậm chí lợi ích vượt mức mong đợi của họ
Từ việc thúc đẩy tạo ra sản phẩm mới cung cấp tới người dùng nhanh chóng, kéo theo hiệu quả nâng cao lợi ích cho khách hàng. Việc nâng cao lợi ích người dùng giúp tăng doanh số khi thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Doanh nghiệp sẽ sở hữu trọn niềm tin từ khách hàng, hạn chế tối đa tình trạng đòi hỏi về hỗ trợ.
Chiến lược 4P marketing cho doanh nghiệp một quy trình hoàn chỉnh để phát triển sản phẩm, doanh nghiệp có thể thực hiện quảng bá rộng rãi thương hiệu và sản phẩm của mình tới người dùng trong và ngoài nước với các giai đoạn và định hướng rõ ràng. Từ đó, uy tín và giá trị thương hiệu được nâng cao bền vữ và có khả năng vươn xa trong tương lai.
Chiến lược 4P lấy lợi ích khách hàng và nhiệm vụ nâng cao tính năng sản phẩm làm mục tiêu cốt lõi, vì thế mỗi doanh nghiệp luôn tự lực phấn đấu để tạo ra bước đột phá riêng. Môi trường cạnh tranh tích cực được hình thành bởi những ý tưởng, sáng tạo giá trị, có ích cho xã hội.
Khả năng sáng tạo và nắm bắt được xu hướng là yếu tố quan trọng bắt buộc cần phải có của một người quản trị Marketing. Tuy nhiên, điều đó là không đủ, bạn cần nắm rõ các bước triển khai mô hình 4P trong Marketing để đạt được hiệu quả cao dưới đây.
Xác định USP (Unique Selling Point) hay điểm bán hàng độc đáo là những giá trị riêng biệt chỉ có trên các dòng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Điểm khác biệt này được xem là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn hẳn so với đối thủ. Bạn có thể sử dụng bảng khảo sát người tiêu dùng để xác định được các tính năng, đặc điểm hay lợi ích của sản phẩm mà khách hàng yêu thích để phát triển và tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ.
Xác định USP là bước đầu khi triển khai mô hình 4P trong Marketing
Bước 2: Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Hiểu rõ các đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng đưa ra các đề nghị đúng với insight khách hàng mà mình đang hướng tới. Từ đó việc tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn.
Để xác định được một cách rõ ràng và chi tiết về khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi như
Bước tiếp theo chính là tìm hiểu, phân tích và đánh giá chi tiết một số thông tin của đối thủ. Điều này giúp bạn dễ dàng đưa ra một mức giá khách quan và phù hợp với thực tế người tiêu dùng trên thị trường.
Có thể thực hiện phân tích đối thủ thông qua: Tài liệu được công bố, website và trang mạng xã hội, các tổ chức nghiên cứu và tư vấn, thông tin từ khách hàng, các sự kiện và triển lãm...
Nguyên tắc 4P trong marketing bao gồm việc phân tích đối thủ chi tiết.
Tại bước đánh giá kênh phân phối, các marketer cần phải tìm hiểu được nơi mà các đối tượng khách hàng tiềm năng thường tìm mua sản phẩm và các kênh mạng xã hội mà họ thường sử dụng. Từ đó có thể cân nhắc và kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn các hình thức marketing cũng như các kênh phân phối phù hợp.
Hiện nay nguồn lực marketing thường được đổ dồn vào thực hiện kênh phân phối trên các nền tảng Internet, bởi đây là môi trường có thể target lượng lớn đối tượng với chi phí thấp.
Sau khi đã thiết lập các mức giá phù hợp cho sản phẩm và xác định được các đối tượng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến thì bạn cần thực hiện ngay các chiến lược truyền thông marketing.
Có rất nhiều phương thức quảng cáo mà bạn lựa chọn nhưng bạn cần đảm bảo làm nổi bật được các lợi ích, tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời thu hút được lượng lớn khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng và phát triển truyền thông
Sau khi đã hoàn tất các bước nói trên, bạn cần phải xác định xem 4 yếu tố bao gồm sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng bá đã thực sự ăn khớp với nhau hay chưa bởi 4 yếu tố này đều bị phụ thuộc, có sự liên quan nhất định lẫn nhau và là sự kết hợp tạo nên thành công của mọi chiến dịch 4P trong Marketing.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tiến hành kiểm tra một cách tổng thể để xác định tính hiệu quả của chiến dịch.
McDonald's là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm nhanh áp dụng thành công chiến lược Marketing Mix. Cách mà McDonald's sử dụng 4P Marketin để giúp thúc đẩy doanh số và xây dựng thương hiệu.
Tập trung vào việc cung cấp một loạt các sản phẩm thực phẩm ăn nhanh: Burger, sandwich, salad, bánh mì, thịt viên... khoai tây chiên và nước uống. Một trong những sản phẩm đặc trưng của McDonald's là Big Mac, một loại bánh mì kẹp thịt bò, rau, phô mai và sốt đặc trưng có công thức độc quyền.
McDonald's đã chọn Burger làm sản phẩm mũi nhọn, ấn định hình ảnh thương hiệu khi phát triển sản phẩm này. Sau đó tích hợp những sản phẩm khác để mở rộng kinh doanh.
Chiến lược giá tâm lý trong mô hình 4P Marketing của McDonald's
McDonald's thường đưa ra các ưu đãi giảm giá và khuyến mãi để khách hàng có thể mua được sản phẩm với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó McDonald's áp dụng hai chiến lược giá tương đối phù hợp:
McDonald's có mặt ở hầu hết các thành phố và quốc gia trên thế giới với mạng lưới rộng lớn các nhà hàng, quán cà phê và quán nước giải khát. McDonald's thường mở những nhà hàng của mình tại các vị trí thuận tiện và dễ dàng tiếp cận với khách hàng, chẳng hạn như trên tuyến đường chính, gần các khu mua sắm, trung tâm thương mại và các khu vực tập trung nhiều người.
Một số kênh phân phối của McDonald's đang phát triển mạnh: Cửa hàng, ứng dụng McDonald's, các ứng dụng trung gian khác như baemin, shopee food,..
McDonald's thường áp dụng nhiều chiến lược quảng cáo khác nhau để quảng bá sản phẩm của mình, bao gồm quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, tạp chí, báo và các kênh truyền thông xã hội.
McDonald's cũng thường đưa ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và thú vị nhằm thu hút khách hàng, bao gồm các chương trình khuyến mãi, thử sản phẩm miễn phí. Bên cạnh đó, một số hoạt động quan hệ công chúng như tổ chức từ thiện Ronald McDonald House, các sự kiện cộng đồng, bữa tiệc lớn,... cũng là chiến thuật đáng chú ý bởi hiệu quả cải thiện giá trị thương hiệu đáng kinh ngạc.
>> Xem thêm: Marketing Mix là gì? Tầm quan trọng và 3 chiến lược Marketing Mix phổ biến
Như vậy, bài viết mà Bizfly chia sẻ trên đây đã giúp doanh nghiệp có thêm được những thông tin hữu ích và cụ thể về 4P trong Marketing. Qua đó doanh nghiệp cũng hiểu rõ 4P Marketing là gì cũng như các bước triển khai chiến lược để vận dụng 4P Marketing một cách tốt nhất trong công việc kinh doanh của mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại