Đại diện bán hàng là gì? Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

Thủy Nguyễn 07/05/2024

Đại diện bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, được xem là một nhân tố không thể thiếu trong doanh nghiệp. Cùng Bizfly tìm hiểu về tầm quan trọng của đại diện bán hàng thông qua bài viết dưới đây.

Đại diện bán hàng là gì?

Đại diện bán hàng thường được gọi bằng những tên như “chuyên viên kinh doanh” hay “nhân viên bán hàng". Họ là nhân sự thuộc bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiệm tiếp cận, tìm kiếm, duy trì và xây dựng mối quan hệ với khách hàng để thúc đẩy doanh số và tăng trưởng doanh thu. 

Đại diện bán hàng đóng vai trò quan trọng tại mỗi doanh nghiệp
Đại diện bán hàng đóng vai trò quan trọng tại mỗi doanh nghiệp

Đọc thêm: Tầm quan trọng và cách xây dựng quy trình làm việc của phòng kinh doanh hiệu quả

Vai trò của đại diện bán hàng

  • Là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp

Khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm thông qua nhiều kênh khác nhau, người đại diện bán hàng chính là một trong số các kênh đó, họ làm việc trực tiếp với khách hàng, truyền tải tới khách hàng những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm và nhận phản hồi từ khách hàng để cải thiện chất lượng cũng như dịch vụ trở nên tốt hơn.

Đại diện bán hàng luôn có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ đó phát triển mạnh mẽ và rộng rãi mạng lưới khách hàng nâng cao doanh số và lợi nhuận. 

  • Tham mưu, tư vấn cho quản lý

Đại diện bán hàng là những người hiểu rõ khách hàng cần gì, muốn gì cũng như xu thế của thị trường thế nào. Do vậy, họ có thể tham mưu với các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Vai trò của đại diện bán hàng trong doanh nghiệp
Vai trò của đại diện bán hàng trong doanh nghiệp

Các công việc chính của đại diện bán hàng

Công việc chính của đại diện bán hàng

Đại diện bán hàng thuộc bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp, hoạt động của họ đều thuộc sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh. Công việc chính của một đại diện bán hàng gồm:

  • Tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng
  • Gặp gỡ khách hàng để trình bày về sản phẩm và dịch vụ
  • Đàm phán, giao dịch bán hàng
  • Duy trì, chăm sóc khách hàng để khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ và sản phẩm
  • Tiếp thu nhu cầu của khách hàng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhất
  • Tìm hiểu về sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, cập nhật các xu hướng ngành để duy trì năng lực cạnh tranh
Công việc chính của đại diện bán hàng
Công việc chính của đại diện bán hàng

Trách nhiệm của đại diện bán hàng

Mỗi đại diện bán hàng thường chịu những trách nhiệm khác nhau, trong đó chủ yếu bao gồm:

  • Trách nhiệm bán hàng: Trách nhiệm chính và quan trọng nhất của đại diện bán hàng là bán được những dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Các nhân viên bán hàng sẽ phải đáp ứng đủ doanh số theo kế hoạch đã được đề ra của doanh nghiệp.
  • Trách nhiệm quản lý, điều hành: Các nhân viên kinh doanh phải ngay lập tức xử lý những sự cố xảy ra từ khách hàng ngay khi có phản hồi, đồng thời báo cáo, đưa ra những trường hợp xử lý thích đáng.
  • Trách nhiệm về tài chính: Một số doanh nghiệp yêu cầu đại diện bán hàng biết cách quản lý các khoản thu, chi theo khu vực được phân công. Lúc này nhân viên kinh doanh phải xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp để dự trù trước khi bán hàng.
  • Trách nhiệm tiếp thị: Các nhân viên bán hàng phải nắm rõ thông tin khách hàng, cần thu thập thông tin thị trường, đồng thời thực hiện các kế hoạch tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.
TTrách nhiệm của đại diện bán hàng trong doanh nghiệp
Trách nhiệm của đại diện bán hàng trong doanh nghiệp

Kỹ năng của người đại diện bán hàng chuyên nghiệp

Ngoài việc rèn luyện các yếu tố cần có thì rèn luyện các kỹ năng của một đại diện bán hàng chuyên nghiệp cũng vô cùng quan trọng. Khi có đầy đủ các kỹ năng này thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn 

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng đầu tiên cũng là cũng là kỹ năng quan trọng nhất, một người đại diện bán hàng tốt là người có thể sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để thuyết phục khách hàng tin tưởng lựa chọn sản phẩm hay đồng ý ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Giao tiếp tốt giúp đại diện kinh doanh thấu hiểu khách hàng hơn, nhanh chóng tìm ra nhu cầu cung như nhìn được tình huống để xử lý khéo léo nhất.

Kỹ năng đàm phán

Để thành công bán được sản phẩm, việc thương lượng hay đàm phán giữa các bên là vô cùng quan trọng. Ngoài việc xử lý các tình huống, đại diện bán hàng cần biết đánh giá, so sánh, đưa ra những lý do thuyết phục giúp khách hàng tự tin lựa chọn doanh nghiệp của mình để đặt đơn hàng hay lựa chọn để hợp tác.

Trang bị các kỹ năng cần thiết sẽ giúp đại kiện bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn
Trang bị các kỹ năng cần thiết sẽ giúp đại kiện bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn

Kỹ năng tổ chức

kỹ năng tổ chức ở đây có thể hiểu là các kỹ năng sắp xếp quản lý công việc một cách hợp lý. Khi  làm tốt kỹ năng này, người đại diện bán hàng có thể dễ dàng các công việc có cấp độ quan trọng từ cao tới thấp, nhanh chóng hoàn thành những mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp giao phó.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Công việc nào cũng cần tới kỹ năng giải quyết vấn đề, không có kế hoạch nào là hoàn hảo, bất cứ hoàn cảnh nào cũng sẽ có những phát sinh hay sự cố bất ngờ xảy ra. Lúc này, nếu được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp người làm kinh doanh nhạy bén hơn, nhìn nhận vấn đề một cách nhanh chóng và chủ động đưa ra những lý do hay những phân tích giúp khách hàng có thêm niềm tin vào sản phẩm cũng như nhằm giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.

Kỹ năng lập kế hoạch

Một người đại diện bán hàng sẽ phải lập rất nhiều các kế hoạch cho công việc của họ, từ kế hoạch giới thiệu sản phẩm cho tới kế hoạch kinh doanh, kế hoạch cho từng khách hàng hay các kế hoạch nội bộ khác. Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho họ có thể bao quát được toàn bộ công việc và dễ dàng quản lý quỹ thời gian của mình. Trang bị tốt kỹ năng này, người làm đại diện kinh doanh  sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao và tin tưởng hơn khi giao phó các công việc quan trọng. 

Đọc thêm: Quy tắc để tư vấn khách hàng hiệu quả

Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng

Nhận diện khách hàng tiềm năng là quá trình xác định và tiếp cận những khách hàng có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. 3 kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng chính, lần lượt là:

Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng

Nhận diện khách hàng tiềm năng qua đối thủ cạnh tranh

Khi đối thủ cạnh tranh của bạn sở hữu sản phẩm có sự tương đồng cao với doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể học hỏi cách nhận diện khách hàng tiềm năng qua chính đối thủ của mình. 

Để nhận diện khách hàng tiềm năng qua đối thủ cạnh tranh, yêu cầu doanh nghiệp phải có sự phân tích kỹ càng về khách hàng mục tiêu và vấn đề còn tồn đọng trong việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp đối thủ. Qua đó rút ra những kinh nghiệm và bài học về khách hàng tiềm năng để áp dụng vào chính doanh nghiệp mình.

Nhận diện khách hàng tiềm năng qua các diễn đàn hoặc mạng xã hội

Trước khi mua hàng, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu thông tin, ý kiến của người khác trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội. Vì thế, các doanh nghiệp có thể phân tích những yêu cầu của khách hàng qua những trang web này, để có thể nhận diện được nhóm khách hàng tiềm năng: 

  • Nhóm khách hàng biết tới sản phẩm nhưng còn đang phân vân
  • Nhóm khách hàng chưa biết tới sản phẩm
  • Nhóm khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm và chia sẻ trải nghiệm

Thông qua việc phân tích này, doanh nghiệp sẽ có những hướng đi, chiến lược phát triển cho từng nhóm khách hàng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng hơn cho doanh nghiệp.

Nhận diện khách hàng tiềm năng qua công nghệ.

Hiện nay, có nhiều hệ thống quản lý khách hàng CRM có tính năng hỗ trợ doanh nghiệp phân tích, tìm kiếm và nhận diện khách hàng mục tiêu, tự động hóa các quy trình chăm sóc khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa các nguồn nhân lực, chi phí hoạt động và tăng năng suất, hiệu quả làm việc.

Bài viết trên của Bizfly đã làm rõ thông tin về đại diện bán hàng trong mỗi doanh nghiệp. Hy vọng bạn đã nắm được các công việc cần thực hiện và các kỹ năng cần có của một người đại diện bán hàng.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly