Di sản thương hiệu là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực Branding và là yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên sự thành công của thương hiệu. Một thương hiệu xây dựng được di sản vững chắc sẽ trở nên khác biệt và cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường theo thời gian. Trong bài viết này, Bizfly sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!
Di sản thương hiệu hay Brand Heritage là tài sản truyền thông của công ty. Nó tập hợp các thành tựu, giá trị, danh tiếng mà một thương hiệu đã xây dựng và tích lũy qua thời gian hoạt động nhằm tạo ra hành trình cảm xúc cho người tiêu dùng.
Lịch sử thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định Brand Heritage. Nó không chỉ bao gồm các sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu, mà còn cả những giá trị văn hóa, hành trình phát triển, triết lý và sự tương tác với khách hàng.
Khảo sát cho thấy, có hơn 40% các công ty hàng đầu thế giới đã tồn tại hơn 100 năm. Chính nhờ lịch sử phát triển lâu đời, những thương hiệu này đã tạo dựng được một vị trí quan trọng trong tâm trí người tiêu dùng.
Di sản thương hiệu thường mang theo niềm tin, giá trị sâu sắc mà khách hàng tin tưởng và ủng hộ. Việc chia sẻ những điểm chung giữa thương hiệu và khách hàng có thể tạo ra một mối kết nối cảm xúc, vì khách hàng cảm thấy họ không chỉ mua một sản phẩm mà còn ủng hộ một ý tưởng hay một sứ mệnh.
Sức mạnh của di sản là nó thiết lập một kết nối cảm xúc với khách hàng – một kết nối mà đối thủ cạnh tranh không thể có được.
Ở thời đại khi mà mọi thứ thay đổi với tốc độ chóng mặt, câu chuyện về di sản của một thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng một mối liên hệ hữu hình với quá khứ. Chúng ta càng chuyển sang thế giới kỹ thuật số và ảo, khoảng trống về thời kỳ mà mọi thứ còn đơn giản và hữu hình càng lớn.
Thương hiệu càng truyền đạt nhiều liên tưởng đến truyền thống và di sản thì danh tiếng của họ càng có nhiều khả năng phát triển với di sản như một thuộc tính thương hiệu quan trọng.
Xây dựng di sản thương hiệu là rất quan trọng để tạo ra một mối kết nối lâu dài với khách hàng. Bên cạnh đó, việc này còn giúp doanh nghiệp tồn tại qua thời gian mặc cho sự biến động. Dưới đây là quy trình xây dựng Brand Heritage thường gặp:
Để bắt đầu quá trình xây dựng di sản thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xác định rõ những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền đạt. Điều này có thể bao gồm chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, sự sáng tạo, khác biệt hoặc cách thương hiệu tương tác với khách hàng và đối tác.
Khi đã hiểu được những giá trị này, thương hiệu có thể tạo ra một tuyên bố về giá trị cốt lõi. Tuyên bố này không chỉ giúp định hình mục tiêu và cam kết của thương hiệu đối với khách hàng và đối tác, mà còn làm nền tảng cho các quyết định và hành động trong tương lai.
Giá trị thương hiệu thường là một tập hợp các lý tưởng hoặc nguyên tắc hướng dẫn cách công ty tương tác với khách hàng, nhân viên và các bên liên quan khác.
Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi là ba yếu tố cơ bản của triết lý thương hiệu mà bạn cần xây dựng. Đây chính là những nguyên tắc, giá trị mà thương hiệu tin tưởng và tuân thủ theo. Chẳng hạn, một thương hiệu có triết lý cốt lõi là tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường và góp phần vào bảo vệ hành tinh.
Phương pháp làm việc của một thương hiệu thể hiện triết lý thương hiệu của họ.
Để xây dựng triết lý thương hiệu, doanh nghiệp bạn cần trả lời được các câu hỏi cơ bản sau:
Không phải tất cả các doanh nghiệp đều có một bề dày lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể dùng sự kiện hoặc lịch sử thương hiệu trong quá khứ để tạo nên một hình ảnh độc đáo trước khách hàng.
Nhiều thương hiệu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp.
Ví dụ, Caterpillar Inc là một doanh nghiệp xuất phát từ lĩnh vực thiết bị nông nghiệp và sau đó phát triển thành một công ty xây dựng, khai thác mỏ quốc tế. Và mỗi khi nhắc đến thương hiệu này, người ta thường hay gắn liền liên tưởng đến cuộc cách mạng công nghiệp.
Để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu dựa trên di sản, bạn cần phát triển một câu chuyện thương hiệu truyền cảm hứng đến đối tượng khán giả mục tiêu.
Một thuật ngữ liên quan đến vấn đề này thường được sử dụng đó là Brand Storytelling. Đây chính là cách thương hiệu kể về chính mình mà không nhất thiết phải tập trung quá nhiều vào việc quảng cáo sản phẩm.
Câu chuyện thương hiệu phải dựa trên tính xác thực, phù hợp và giá trị nhân văn.
Cụ thể, câu chuyện thương hiệu cần kể về lý do tồn tại của doanh nghiệp và những giá trị mà sản phẩm và dịch vụ có thể mang lại. Đồng thời, câu chuyện này đòi hỏi tính chân thực và nhân văn. Để phát triển một câu chuyện thương hiệu chân thực, bạn cần tự xem xét về bản chất của tổ chức. Ngoài ra, bạn cần xác định rõ những gì thương hiệu đã trải qua và thứ thương hiệu muốn đạt được.
Bạn cần biết khách hàng của mình là ai trước khi tạo ra thông điệp phù hợp. Vì khi thực hiện tốt, việc kể chuyện có thể giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Điểm quan trọng để xây dựng di sản thương hiệu đó là bạn cần biết cách sử dụng thông điệp và truyền thông thương hiệu một cách sáng tạo. Mỗi thương hiệu sẽ có mỗi cách biểu đạt và “kể chuyện” khác nhau. Theo đó, bạn có thể áp dụng các cách sau để tạo nên điểm nhấn:
Channel nổi tiếng với sự cải tiến, từ việc phổ biến trang phục đen hàng ngày đến Little Black Dress và vải jersey. Những cải tiến này không chỉ làm thay đổi ngành thời trang, mà còn góp phần xây dựng di sản thương hiệu mạnh mẽ của Chanel.
Điều đặc biệt đó là thương hiệu tạo được liên kết vững chắc trong mối quan hệ giữa di sản thương hiệu và danh tiếng thương hiệu. Chanel đã thành công trong việc duy trì vị thế của mình như một biểu tượng của sự thanh lịch Pháp.
Hermes là thương hiệu thời trang cao cấp có lịch sử lâu đời nhất của Pháp. Ngoài việc bán những sản phẩm thời trang sang trọng, Hermes còn mang lại sự uy tín và cảm giác "độc quyền".
Thương hiệu luôn nổi tiếng với chất lượng tốt nhất trong ngành thời trang. Từ khi chỉ là một xưởng sản xuất đơn giản cho đến khi trở thành địa chỉ hàng đầu về túi xách sang trọng ở châu Âu, Hermes vẫn giữ được bản sắc thủ công và chất lượng của mình.
Một thương hiệu như Hermes không chỉ bán ý tưởng về những món đồ xa xỉ mà còn bán uy tín và tính độc quyền. Cho đến ngày nay, công ty vẫn được biết đến với cam kết huyền thoại về chất lượng.
Shinola là một thương hiệu thời trang cao cấp của Mỹ, chuyên sản xuất đồng hồ, xe đạp và hàng da. Thương hiệu này ra đời vào năm 2011 với mục tiêu "vực dậy" câu chuyện Mỹ của thành phố Detroit, bằng cách tái khởi động ngành công nghiệp sản xuất truyền thống của nước Mỹ.
Shinola đã thành công trong việc xây dựng nguồn gốc, lịch sử hình thành thương hiệu của mình. Với logo có từ "DETROIT" và tagline "Where American Made", thương hiệu thường gắn liền với ba màu sắc là đỏ, trắng và xanh dương. Điều này tạo cảm giác tự hào cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm Shinola và thúc đẩy họ chia sẻ câu chuyện của mình.
Hiểu rõ thương hiệu và khách hàng của mình chính là “chìa khóa” quan trọng giúp bạn xây dựng di sản thương hiệu thành công. Quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì và sáng tạo lớn đến từ thương hiệu. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín hỗ trợ trong hành trình này, liên hệ ngay đến Bizfly nhé!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại