Mô hình thương hiệu là gì? Các yếu tố quan trọng của mô hình thương hiệu

Thủy Nguyễn 14/10/2022

Đối với các doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu có mối quan hệ đan xen phức tạp, việc phân loại và lựa chọn mô hình thương hiệu là giải pháp hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn các thương hiệu mà mình đang có từ đó có chiến lược phù hợp đối với các thương hiệu để thu được lợi nhuận tối đa. 

Trong nội dung bài viết hôm nay, các chuyên gia của Bizfly sẽ giới thiệu đến quý độc giả kiến thức về mô hình thương hiệu và những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mô hình thương hiệu. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Các loại mô hình thương hiệu phổ biến trên thị trường

Từ góc độ quản trị thương hiệu và marketing, thương hiệu có thể chia thành ba loại chính dưới đây. 

Mô hình thương hiệu đa thương hiệu

Đây là mô hình thương hiệu được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhờ sự kết hợp ưu điểm của hai mô hình thương hiệu gia đình và cá biệt. Mô hình này giúp doanh nghiệp khai thác hết những lợi thế của thương hiệu gia đình để hỗ trợ cho sự phát triển của thương hiệu cá biệt.Hơn nữa, khi có sự cố xảy ra với thương hiệu cá biệt thì những tác động tới doanh nghiệp cũng không quá nhiều.

Mô hình thương hiệu gia đình

Mô hình thương hiệu gia đình là một dạng mô hình truyền thống đã được áp dụng lâu đời trong quản trị thương hiệu. Mô hình này đã được nhiều công ty, doanh nghiệp lớn trên thế giới áp dụng. Về bản chất, nó chỉ sở hữu một tên thương hiệu duy nhất và thương hiệu này sẽ gắn với tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Các loại mô hình thương hiệu phổ biến trên thị trường

Các loại mô hình thương hiệu phổ biến trên thị trường

Mô hình này có ưu điểm là dễ quảng bá, tiết kiệm chi phí và giúp khách hàng dễ tiếp cận hơn với sản phẩm. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhược điểm bởi chỉ cần một sản phẩm của doanh nghiệp có lỗi, thương hiệu có thể bị tẩy chay ngay lập tức.  

Mô hình thương hiệu cá biệt

Mô hình thương hiệu cá biệt giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều thương hiệu cá thể phù hợp hơn với từng chủng loại sản phẩm. Các thương hiệu cá thể này thường có rất ít hoặc hoàn toàn không liên quan tới thương hiệu doanh nghiệp. Trên thực tế, bạn có thể thấy các thương hiệu cá biệt thông qua các sản phẩm, hàng hoá có thương hiệu riêng, không mang tên gọi của nhà sản xuất. 

Doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình thương hiệu nào cho phù hợp?

Việc lựa chọn mô hình thương nghiệp nào cho doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các điều kiện thực tế và linh hoạt trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Muốn áp dụng mô hình nào cần phải tính tới các mục tiêu lâu dài, chiến lược cụ thể và tính khả thi để triển khai. Mỗi mô hình lại có những ưu và nhược điểm riêng, hiểu rõ về từng mô hình sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và đánh giá tốt nhất để ứng dụng cho doanh nghiệp của mình.

Cần lưu ý rằng, đối với các doanh nghiệp có nhiều thương hiệu, bạn cần xác định một kiến trúc thương hiệu (quan hệ ma trận giữa thương hiệu-doanh nghiệp) bên cạnh mô hình phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm: Định vị thương hiệu là gì? 9 phương pháp giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu thành công trên thị trường

Các yếu tố quan trọng khi xây dựng mô hình thương hiệu

Khi xây dựng mô hình thương hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo 3 yếu tố quan trọng sau: 

Tính khoa học

Một mô hình thương hiệu phải phù hợp với các chiến lược thị trường và sản phẩm của doanh nghiệp. Hơn nữa, bạn cần tính tới các yếu tố khách quan, chủ quan, có tác động tới quá trình xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó cần nghiên cứu các ý tưởng mới, rút ra kinh nghiệm, bài học từ các thương hiệu đã thất bại và học hỏi từ các thương hiệu đã thành công. 

Các yếu tố quan trọng khi xây dựng mô hình thương hiệu

Các yếu tố quan trọng khi xây dựng mô hình thương hiệu

Tính thực tiễn

Yếu tố thứ hai mà các doanh nghiệp cần chú ý khi xây dựng mô hình thương hiệu là tính thực tiễn. Điều này xuất phát từ điều kiện thực tế của doanh nghiệp như nhân sự doanh nghiệp, khả năng tài chính, các ưu thế cạnh tranh và bất lợi kinh doanh với các doanh nghiệp. 

Tính hiệu quả

Các doanh nghiệp cần tính toán, lựa chọn sao cho việc xây dựng các mô hình thương hiệu thực sự mang tới hiệu quả cho doanh nghiệp về lâu dài. Nếu thương hiệu nổi tiếng nhưng chi phí duy trì sự nổi tiếng quá lớn, không cân đối với lợi nhuận đạt được thì việc áp dụng mô hình thương hiệu đó không khôn ngoan và hiệu quả.  

Một số mô hình thương hiệu nổi bật hiện nay

Dưới đây là một số mô hình thương hiệu nổi bật hiện nay mà doanh nghiệp có thể tham khảo. 

Mô hình Hybrid - Pepsi-Co

Pepsi-Co là doanh nghiệp áp dụng mô hình Hybrid khá thành công với chiến lược kết hợp đồ uống và một gói snack ăn nhẹ. Khác với các hãng đồ uống khác, Pepsi-Co hướng đến tất cả các thị trường liên quan, cung cấp nhiều thương hiệu đồ ăn vặt và tạo nên sức ảnh hưởng lớn đối với thị trường. 

Mô hình House of Brands - P&G và Unilever

P&G và Unilever là hai doanh nghiệp có mô hình House of Brands cực kỳ thành công. Điểm chung của hai doanh nghiệp này là phát triển các thương hiệu con với các chiến lược quản lý riêng. Trong đó, mỗi thương hiệu lại phục vụ các đối tượng và nhu cầu khác nhau của khách hàng. 

Mô hình thương hiệu House of Brands - P&G và Unilever

Mô hình thương hiệu House of Brands - P&G và Unilever

Mô hình Endorsed brand - Toyota

Những người ít tìm hiểu về xe có thể không biết Lexus là một thương hiệu của Toyota bởi hai dòng xe này có những thuộc tính hoàn toàn khác nhau. Một bên là phân khúc bình dân, đáp ứng nhu cầu đi lại thông thường, một bên là phân khúc cao cấp với chất lượng vượt trội. 
Lexus đã thành công trong việc đánh trúng thị trường mục tiêu là những người gốc Á đang sinh sống ở Mỹ. Mô hình Endorsed brand của Toyota đã cực kỳ thành công khi đánh chiếm thị trường Mỹ khó tính nhưng đầy tiềm năng. 

Mô hình Sub-brand - Omo

Với mức độ bao phủ rộng rãi và sự tin tưởng lớn của người tiêu dùng Việt Nam, Omo đã phát triển mô hình Sub-brand bằng cách đưa ra sản phẩm mới Omo Matic dành riêng cho máy giặt. Hướng đi này thực sự ấn tượng bởi nó phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện đại và sự chuyển dịch tập khách hàng có nhu cầu cao hơn. 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về mô hình thương hiệu doanh nghiệp. Có thể nói, không có một mẫu mô hình doanh nghiệp chung nào cho mọi doanh nghiệp. Do đó bạn cần xác định rõ nguồn lực, hướng đi và tập trung xây dựng, quản lý mô hình phù hợp với doanh nghiệp và tình hình thị trường hiện nay.

Có thể bạn muốn biết: Quy trình 5 bước xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly