Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì ngành tổ chức sự kiện đang dần trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Bài viết dưới đây của Bizfly sẽ giải thích về ngành học này đồng thời chia sẻ những kỹ năng cần có của một người tổ chức sự kiện.
Tổ chức sự kiện hay còn được gọi là nghề quản lý sự kiện. Đặc trưng của ngành này là công việc thực hiện các phần công việc cho một chương trình hoặc sự kiện bất kì theo quy trình từ hình thành ý tưởng đến lúc kết thúc.
Ngành tổ chức sự kiện bao gồm rất nhiều lĩnh vực đa dạng: cá nhân, giải trí, kinh doanh, xã hội…. thông qua hình thức hội nghị, họp báo, triển lãm…. Mục đích khi tổ chức sự kiện là để truyền tải một thông điệp hoặc thông tin sự kiện đến đông đảo khán giả.
Ngày càng có nhiều người quan tâm đến ngành tổ chức sự kiện
Ngành tổ chức sự kiện tập trung vào nội dung lên kế hoạch và tổ chức sự kiện nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tổ chức một sự kiện với quy mô từ nhỏ đến lớn.
Tổ chức sự kiện cũng được coi như một công cụ hữu hiệu để tiếp thị và quảng bá về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn công khai đến đông đảo khách hàng. Sau mỗi sự kiện, hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp sẽ được khẳng định rõ ràng hơn trong mắt khách hàng.
Hiện nay, có các loại hình tổ chức sự kiện phổ biến:
Hội thảo, hội nghị khách hàng.
Ra mắt, giới thiệu sản phẩm.
Gian hàng, hội chợ triển lãm, trưng bày sản phẩm.
Khai trương, khánh thành nhà máy.
Kỉ niệm thành lập công ty.
Sự kiện giải trí, gameshow.
Họp báo….
>> Xem thêm: Top 6 ý tưởng tổ chức sự kiện theo chủ đề ấn tượng và độc đáo nhất
Có rất nhiều công việc mà sinh viên học tổ chức sự kiện ra có thể đảm nhận. Một số vị trí cụ thể:
Điều phối viên sự kiện là vị trí quan trọng và cần hoạt động rất nhiều trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Khu vực hoạt động chủ yếu của vị trí này là bàn điều khiển và cánh gà sân khấu. Đôi khi, họ còn cần tiếp khách tại vị trí bàn tiếp tân.
Các điều phối viên sự kiện
Trang phục của điều phối viên sự kiện thường là màu đen. Trách nhiệm chính của họ là đảm bảo sự kiện diễn ra theo đúng tiến trình, điều phối âm thanh, ánh sáng và nhân sự theo đúng công việc của mỗi người.
Đạo diễn là người có vai trò quan trọng nhất, chiếm vị trí cao nhất trong sự kiện. Đạo diễn cũng được chia ra thành từng mảng riêng, phụ trách những phần việc khác nhau như: đạo diễn âm nhạc, đạo diễn kịch bản, đạo diễn sân khấu, đạo diễn ánh sáng… Người này sẽ có vai trò lên ý tưởng, thực hiện đồng thời đảm bảo các vị trí khác thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện là vị trí đóng vai trò chính trong việc lập kế hoạch cho sự kiện diễn ra từ khâu ý tưởng, chủ đề tổng quan đến những việc như chọn địa điểm, ngân sách, hậu cần….
Event Planner đóng vai trò quan trọng và giúp sự kiện diễn ra theo đúng mục tiêu ban đầu.
Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện
Nghề quản lý marketing - quảng bá sự kiện đóng vai trò khiến nhiều người biết đến sự kiện hơn. Vị trí này đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu về kế hoạch truyền thông, quảng bá. Một sự kiện sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không được đông đảo người tham gia và quan tâm.
Lúc này, người giữ vị trí này sẽ làm các cách để thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhằm lan tỏa giá trị mà thương hiệu mang lại sau khi tổ chức sự kiện.
Để trở thành một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, mọi người sẽ cần trang bị cho mình rất nhiều kĩ năng cần thiết:
Khi xác định theo ngành tổ chức sự kiện, mọi người sẽ cần biết cách làm việc và kết nối với không chỉ một mà nhiều người thuộc đối tượng khác nhau. Họ có thể là khách hàng, đối tác, nhà cung cấp dịch vụ và ngay cả những đồng nghiệp ở nhiều vị trí trong sự kiện.
Khi biết kết nối và giao tiếp với mọi người, quá trình thực hiện công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện tổ chức một sự kiện thành công.
Khả năng sáng tạo luôn được ưu tiên trong ngành này bởi nó giúp thu hút người tham gia đồng thời tạo nên những cảm xúc bùng nổ. Để làm được điều này, mọi người cần vận dụng tối đa khả năng sáng tạo của mình và không bị giới hạn bởi bất kì yếu tố nào.
Sự kiện tổ chức thành công
Không chỉ biết quản lý công việc của bản thân, một người tổ chức sự kiện giỏi còn cần có khả năng giám sát và quản lý con người. Đặc trưng của ngành này là cần nhiều vị trí khác nhau, do đó, mọi người cũng cần am hiểu và có cái nhìn bao quát của tất cả những vị trí đó.
Nhiều người nghĩ rằng ngành tổ chức sự kiện cần đến tay chân nhiều hơn là trí não nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Để tổ chức một sự kiện thành công, mọi người cần có kỹ năng lên kế hoạch và kịch bản. Điều này cần đến tư duy logic và trí tưởng tượng, sáng tạo đặc biệt.
Ngành tổ chức sự kiện không chỉ cần mọi người học các công việc có trong sự kiện mà còn cần đào sâu nghiên cứu và phân tích. Trong đó, mọi người cần hiểu về cảm xúc, hành vi của con người khi tương tác với những hoạt động đang diễn ra. Từ đó nâng trải nghiệm của người dùng lên và khiến họ cảm thấy hài lòng.
Kỹ năng đàm phán
Nếu mọi người cảm thấy mình là người có kĩ năng đàm phán và thương lượng thì có thể tổ chức sự kiện chính là ngành nghề phù hợp trong tương lai. Với vị trí này, mọi người cần thương lượng về các điều khoản trong hợp đồng, quyền lợi của người tài trợ, giá cả thuê địa điểm… Sau quá trình đàm phán, mọi người cần dự trù kinh phí để không bị phát sinh quá nhiều so với ngân sách ban đầu.
Ngành tổ chức sự kiện sẽ cho người học nhiều kiến thức và trải nghiệm thú vị để rèn luyện bản thân cũng như một nguồn thu nhập tốt. Hy vọng những kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về ngành này cũng như có hướng đi đúng trong tương lai.
>> Xem thêm: Top 11 công ty tổ chức sự kiện uy tín và chuyên nghiệp
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại