KOC là gì - Xu hướng marketing mới giúp doanh nghiệp tăng số hiệu quả

Thủy Nguyễn 26/07/2022

Khi KOC thực hiện chia sẻ và đánh giá tốt về một sản phẩm nào đó, sẽ giúp tăng độ tin cậy của người dùng khác tới sản phẩm và có tác động mạnh mẽ đến những quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Cùng với sự bùng nổ của nền tảng livestream trên các mạng xã hội thì KOC như một làn sóng mới hỗ trợ hiệu quả các chiến dịch Marketing. 

Vậy KOC là gì và lý do nào khiến KOC trở thành xu hướng Marketing mới hiện nay? Tất cả câu trả lời cho nội dung này sẽ được các chuyên gia của Bizfly làm rõ trong bài viết sau đây. 

Khái niệm KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những nhóm khách hàng có sức ảnh hưởng đến một thị trường nhất định. Công việc của một KOC đó là thử nghiệm và đánh giá chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của một công ty. Vì tính chuyên môn và chân thực của KOC mà từ đó những trải nghiệm và nghiên cứu của họ với sản phẩm sẽ có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Khái niệm KOC là gì

Khái niệm KOC là gì?

Lý do KOC được nhiều doanh nghiệp sử dụng

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì khách hàng luôn có sự so sánh và lựa chọn mỗi khi sử dụng dịch vụ hay sản phẩm nào đó. Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trở nên cẩn thận hơn khi họ luôn tìm hiểu những nhận xét, đánh giá từ những người mua trước. Đây cũng là lý do mà KOC ra đời và phát triển như hiện nay. Lý do mà KOC lại dần thay thế KOLs và được nhiều người sử dụng là bởi vì:

Giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Khi sử dụng KOLs, doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí vô cùng lớn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng và nổi tiếng của người đó trên thị trường kèm theo đó là chi phí cho việc sáng tạo các ấn phẩm và nội dung truyền thông. Trong khi đó, khi sử dụng KOC các doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công hay số lượng tương tác mà KOC mang lại cho doanh nghiệp từ đó giúp tiết kiệm ngân sách marketing hiệu quả.

Tạo dựng lòng tin cho khách hàng

Đối với những đánh giá chất lượng từ nhóm khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty thì đây chính là tài sản quý giá giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin cho khách hàng. Việc sử dụng KOC mang đến giá trị bền vững trong việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp.

Tạo dựng lòng tin cho khách hàng

Tạo dựng lòng tin cho khách hàng

Tăng cường hiệu quả bán hàng

KOC là những đối tượng trải nghiệm trực tiếp dịch vụ hay sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp sau đó đưa ra các nhận xét, đánh giá chủ quan, chân thực của mình. Việc này vô hình chung thầm khẳng định chất lượng của dịch vụ, sản phẩm từ đó tạo ra hiệu quả bán hàng cực kỳ tốt mang lại doanh thu tối ưu.

Cầu nối giữa quản lý quan hệ khách hàng và KOL

Trong quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng, KOC giữ một vai trò thiết yếu và quan trọng bên trong một vòng đời của khách hàng và là cầu nối giúp kết nối với các influencer hiệu quả. Cụ thể:

  • Trước khi ra mắt sản phẩm: KOC giúp doanh nghiệp thu thập các phản hồi từ các cuộc khảo sát khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, thử nghiệm thị trường với chi phí vô cùng thấp.
  • Sau khi ra mắt sản phẩm: KOC mang đến giải pháp xây dựng niềm tin vào thương hiệu từ khách hàng giữa các thị trường với nhau từ đó giúp doanh nghiệp đạt tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
  • Giai đoạn phát triển của sản phẩm: KOC giúp khả năng tiếp xúc và xu hướng sản phẩm liên tục.

KOC kết hợp với KOL giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu và tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng. Việc sử dụng một số phần mềm quản lý khách hàng như CRM sẽ giúp việc đánh giá và tạo dựng cơ sở dữ liệu người dùng tốt hơn.

So sánh KOC và KOL

Có thể thấy cả KOC và KOL đều mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, tùy vào từng mục đích khác nhau mà việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp sẽ giúp chiến lược quảng bá thương hiệu của mình thành công. Để so sánh KOC và KOL, chúng ta xem xét đến các tiêu chí như sau.

So sánh KOC và KOL

So sánh KOC và KOL

Độ phủ sóng, nổi tiếng

Yếu tố đầu tiên có thể thấy rõ ràng nhất ở sự khác nhau giữa KOC và KOL đó chính là mức độ nổi tiếng. KOL là những người có sức ảnh hưởng lớn và độ nổi tiếng cao hơn so với KOC. KOC chỉ là những đánh giá, nhận xét chân thực của người tiêu dùng từ lúc bắt đầu sử dụng. KOL sẽ đóng vai trò là những người quảng bá trên lĩnh vực rộng còn KOC sẽ tập trung ở hoạt động bán hàng hay dịch vụ khách hàng.

Tính chuyên môn

Đối với KOLs thì họ phải là những người có tính chuyên môn cao trong từng lĩnh vực cụ thể để từ đó dẫn dắt người dùng mua sắm, trải nghiệm sản phẩm còn KOC thì không cần như thế. KOC sẽ đứng trên vai trò là người tiêu dùng đang đi mua sắm và đưa ra các đánh giá mang tính chủ quan của chính mình.

Tuy là vậy nhưng mức độ tin cậy mà các đánh giá của KOC đưa ra vẫn vô cùng cao và có sức ảnh hưởng lớn đến khả năng mua hàng của những người tiêu dùng khác bởi nó dễ dàng được khách hàng đón nhận vì tính chân thực, không mang tính chất quảng cáo.

Quy mô khách hàng

Mức độ nổi tiếng của KOLs được tính trên số lượng người tiêu dõi trên mạng xã hội. Để đánh giá và lựa chọn KOLs, các doanh nghiệp sẽ xem xét đến tiêu chí này cho các chiến lược marketing của mình. Trong khi đó, KOC thì đây lại không phải là yếu tố quan trọng để xem xét mà những đánh giá mang tính chân thực mới quyết định đến giá trị của KOC.

Đánh giá chất lượng của KOC

Đánh giá chất lượng của KOC

Đánh giá chất lượng của KOC

Nếu chỉ dựa vào yếu tố là đưa ra lời nhận xét, đánh giá mang tính chân thực để lựa chọn KOC thì khó có thể đo lường chất lượng mà KOC mang lại cho một doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá chính xác, chúng ta cần có các tiêu chí như sau:

  • Relevant: Đây là một chỉ số để đo lường mức độ Viral, tính phù hợp mà các Influencer mang lại trong từng lĩnh vực cụ thể. Với một Influencer chất lượng thì chỉ số Relevance score yêu cầu sẽ trên 60% và được xếp vào bảng của influencer.
  • Growth: Chỉ số đánh giá mức độ sáng tạo, bứt phá trong việc triển khai nội dung, cập nhật xu hướng mới trên thị trường. Lựa chọn những Influencer phù hợp với sản phẩm, thu hút được nhiều khách hàng để nhắm đến hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo.
  • Performance: Chỉ số đo lường mức độ hiệu quả mà nội dung KOC chia sẻ. Một người làm Influencer mang lại giá trị là những người có thể tác động lớn đến các khách hàng và thúc đẩy họ sử dụng, mua sắm sản phẩm từ doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về KOC mà các chuyên gia của Bizfly chia sẻ. Hy vọng với nội dung bên trên, mọi người đã phần nào hiểu được khái niệm KOC là gì, giá trị mà KOC mang lại cho doanh nghiệp từ đó có chiến lược sử dụng hiệu quả cao hơn.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly