Mô hình dữ liệu ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu về lưu trữ và tổ chức dữ liệu của doanh nghiệp. Vậy thì Mô hình dữ liệu là và nó có vai trò gì trong các doanh nghiệp tại Việt Nam? Cùng Bizfly tìm hiểu những thông tin này ngay bài viết dưới đây
Mô hình dữ liệu (Data Modeling) là quy trình được sử dụng để xác định và phân tích các yêu cầu dữ liệu cần thiết nhằm hỗ trợ quy trình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống thông tin tại các tổ chức. Trong công nghệ phần mềm thì mô hình dữ liệu là quá trình tạo ra một mô hình chứa các dữ liệu cho hệ thống thông tin bằng cách áp dụng các kỹ thuật nhất định.
Mục đích chính của mô hình dữ liệu đó là tạo ra một phương pháp hiệu quả nhất để lưu trữ thông tin đồng thời cung cấp những quy trình truy cập và báo cáo hoàn chỉnh
Mô hình dữ liệu là gì?
Hiện nay có 3 loại mô hình dữ liệu được sử dụng phổ biến đó là mô hình dữ liệu khái niệm, mô hình dữ liệu logic và mô hình dữ liệu vật lý. Mỗi loại mô hình này đều mang một mục đích khác nhau. Cụ thể như sau:
Mô hình dữ liệu khái niệm (Conceptual data models) là mô hình xác định những gì hệ thống chứa. Đối tượng dự kiến cho mô hình dữ liệu khái niệm là phía kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mục đích chính của mô hình này là để tổ chức, phạm vi và xác định khái niệm, quy tắc và quy trình kinh doanh. Khi mô hình dữ liệu khái niệm được tạo ra, nó có thể được điều chỉnh và chuyển sang mô hình dữ liệu logic.
Mô hình dữ liệu logic (Logical data models) xác định cách hệ thống sẽ được triển khai bất kể hệ quản lý cơ sở dữ liệu. Mô hình dữ liệu logic thường được tạo ra bởi kiến trúc sư dữ liệu cùng với nhà phân tích kinh doanh. Mục đích chính của mô hình này là phát triển bản đồ kỹ thuật của những quy tắc và cấu trúc dữ liệu. mô hình dữ liệu logic sẽ dùng để làm cơ sở cho việc tạo ra một mô hình dữ liệu vật lý.
Mô hình dữ liệu vật lý (Physical data models) là mô hình dành riêng cho các ứng dụng và cơ sở dữ liệu sẽ được triển khai. Mô hình dữ liệu này mô tả cách mà hệ thống sẽ được triển khai bằng việc sử dụng một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cụ thể. Mô hình này thường được tạo ra bởi những chuyên viên quản trị dữ liệu cùng nhà phát triển với mục đích chính là triển khai thực tế cơ sở dữ liệu.
Các loại mô hình dữ liệu phổ biến hiện nay
Xem thêm: Quản lý dữ liệu là gì? Top 6 phương pháp quản lý dữ liệu tối ưu
Mô hình dữ liệu có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Sau đây là những giá trị mà việc xây dựng mô hình dữ liệu mang lại:
Khi thực hiện xây dựng mô hình dữ liệu đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu rõ về doanh nghiệp và những quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp. Đây được xem là một công việc cực kỳ quan trọng bởi lẽ nếu nhà quản trị không hiểu rõ cách mà doanh nghiệp vận hành thì sẽ khó để có thể xác định được đâu là dữ liệu mà mình cần và dữ liệu đó có ý nghĩa gì.
Mô hình dữ liệu có khả năng biến các yếu tố phức tạp, mang tính kỹ thuật của doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn và giúp mọi người có thể dễ dàng tiếp cận hơn. Ngoài ra mô hình dữ liệu còn cung cấp một sơ đồ trực quan về dữ liệu, giúp nhà quản trị thấy một cách đầy đủ cấu trúc dữ liệu của doanh nghiệp. Và một khi đã hiểu rất rõ về dữ liệu trong doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ tìm ra được các lỗi sai sót và từ đó hạn chế được rủi ro.
Mô hình dữ liệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào
Mô hình dữ liệu sẽ giúp đội ngũ IT trong doanh nghiệp có cơ hội được hợp tác cùng với các nhân viên phi kỹ thuật khác. Nhờ việc sử dụng các mô hình dữ liệu khác nhau mà họ sẽ có thêm nhiều thời gian để làm việc cùng nhau hơn, từ đó giúp nâng cao tinh thần hợp tác trong khi làm việc.
Khi sử dụng mô hình dữ liệu trong kinh doanh, nhà quản trị hoàn toàn có thể xác định được toàn bộ quy trình kinh doanh, các nguyên tắc kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó có thể tiết kiệm được thời gian đánh giá và hạn chế các trường hợp phải sửa đổi về sau. Ngoài ra do mô hình dữ liệu có khả năng phát hiện lỗi một cách nhanh chóng và chính xác vì vậy theo thống kê, doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được khoảng 75% chi phí lập trình.
Xem thêm: Phân tích dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của phân tích dữ liệu
Các yếu tố nằm trong mô hình hóa dữ liệu bao gồm có: Giao diện người dùng (UI User Interface), Chuỗi công việc (Workflows) và Công cụ tìm kiếm (Search). Mỗi yếu tố lại mang một nhiệm vụ khác nhau, cụ thể là:
Giao diện người dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới mô hình dữ liệu, cho phép xác định những quy trình nghiệp vụ. Ví dụ như trong trường hợp tính năng đa chỉnh sửa được yêu cầu cho một nghiệp vụ thì đồng nghĩa rằng người dùng phải biết cách thiết lập UI có tính năng phù hợp.
Nguyên tắc khi thiết kế ra một mô hình dữ liệu đó là cần tạo điều kiện tối đa cho người dùng tìm kiếm. Để làm được điều này, trước tiên nhà quản trị cần phải hiểu cách người dùng tìm kiếm dữ liệu như thế nào thì mới có thể thiết kế được chứng năng tìm kiếm có tính ứng dụng cao. Nguyên tắc chung khi thiết lập công cụ tìm kiếm đó là mô hình yêu cầu ít tùy chỉnh theo giao diện người dùng UI.
Mục tiêu của mô hình dữ liệu chính là hỗ trợ cho những chuỗi công việc, bằng cách cung cấp một quy trình nghiệp vụ từ khi bắt đầu tới khi kết thúc, dựa theo vai trò của người dùng. Yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi công việc đó là nhà quản trị phải kiểm tra nguyên mẫu của những quy trình nghiệp vụ điển hình, kiểm tra xem việc thiết kế mô hình dữ liệu có gây hạn chế khả năng sử dụng quy trình công việc gốc hay không?
Giao diện người dùng, công cụ tìm kiếm và chuỗi công việc là yếu tố cơ bản của mô hình dữ liệu
Để sử dụng mô hình dữ liệu mang lại hiệu quả cao nhất thì nhà quản trị cần:
Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình dữ liệu và vai trò của chúng đối với doanh nghiệp mà Bizfly muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có nhiều hơn các thông tin bổ ích về mô hình dữ liệu
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại