Telemarketing định hướng và truyền tải thông tin hữu ích, giúp khách hàng cảm nhận giá trị sản phẩm một cách trực tiếp, có vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vậy Telemarketing là gì, các công việc của nhân viên Telemarketing thực hiện ra sao? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Telemarketing ( Tiếp thị qua điện thoại) là một phương pháp tiếp thị trực tiếp bằng điện thoại để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại. Thường được sử dụng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá thương hiệu, hỗ trợ khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, khảo sát thị trường và khảo sát sản phẩm.
Các chuyên viên telemarketing sẽ liên lạc với khách hàng bằng điện thoại.
Việc sử dụng phương pháp bán hàng qua điện thoại có thể đưa ra những thách thức trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và đảm bảo tính chuyên nghiệp và đạo đức trong hoạt động kinh doanh.
Mục đích tiếp thị qua điện thoại là hướng đến nhu cầu của khách hàng thông qua các cách chào hàng qua điện thoại để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin và phản hồi từ khách hàng để tạo cơ hội bán hàng.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho hình lĩnh vực telemarketing trở nên đa dạng về hình thức tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng góp phần duy trì và nâng cao hiệu quả bán hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí hoạt động.
Telemarketing là làm gì?
Một nhân viên Telemarketing cần đảm bảo bảng theo dõi công việc hàng ngày với các nhiệm vụ dưới đây:
Hiện nay, có hai loại hình Telemarketing phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Ở loại hình này, doanh nghiệp sẽ tập trung thực hiện phương pháp tiếp thị và quảng cáo nhằm kích thích khách hàng gọi điện, chủ động liên hệ với thương hiệu. Các nhân viên telemarketing sẽ tiếp nhận các cuộc gọi hoặc các yêu cầu liên hệ từ khách hàng thông qua các kênh như tổng đài điện thoại, email, chat, website, mạng xã hội,...
Mỗi chiến dịch Inbound Telemarketing cần có kế hoạch định lượng thời gian cụ thể, có thể là 3 tháng hoặc 6 tháng để dễ dàng kiểm soát hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo rằng khoảng thời gian đó đủ để nhân viên telemarketing có đủ thời gian để phục vụ và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Đảm bảo các cuộc gọi được chuyển đến nhân viên telemarketing phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng khi áp dụng Inbound Telemarketing.
Trái ngược với Inbound Marketing. Outbound Telemarketing là hình thức các nhà tiếp thị qua điện thoại chủ động bắt đầu cuộc gọi đến với khách hàng tiềm năng. Mục tiêu cuối cùng là giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của bạn cho những khách hàng chưa biết rõ thông tin về nó.
Các loại hình nổi bật của Outbound Telemarketing:
Để trở thành một người làm Telemarketing với các kỹ năng bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp, bạn nhất định cần phải thuần thục những kinh nghiệm sau.
Khách hàng sẽ nắm được những thông tin gì liên quan đến sản phẩm sau khi tương tác với bạn? Để khách hàng có thể chú ý cũng như nắm bắt được thông tin, bạn cần có tạo cho khách hàng sự thoải mái với một thái độ vui vẻ và trôi chảy, đi thẳng vào vấn đề, tránh lan man dài dòng gây cảm giác khó chịu cho khách hàng.
Kỹ thuật giao tiếp với khách hàng nên có trong CV telemarketing tuyển dụng
Để là tăng khả năng thuyết phục được khách hàng, bạn hãy nêu ra những lợi ích và giá trị thiết thực phù hợp với nhu cầu mà khách hàng đang hướng tới. Thuyết phục được họ chính là một trong những kỹ năng cần thiết mà telemarketing là gì đề ra.
Kỹ thuật thuyết phục cần được sử dụng đúng cách và hợp lý, tránh gây áp lực hoặc ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm hoặc dịch vụ, điều này có thể dẫn đến mối quan hệ khách hàng kém và ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.
Bất cứ người nào khi làm telemarketing cũng phải nắm rõ được mọi thông tin, chính sách sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác. Việc này sẽ là bản lề để giúp bạn có thể xử lý mọi tình huống mà khách hàng đề ra. Các kỹ năng xử lý tình huống thường bao gồm khả năng phân tích tình huống, đánh giá và lựa chọn các phương án giải quyết, tìm kiếm thông tin, xác định các mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch và thực hiện các hành động cần thiết để giải quyết tình huống đó
Lắng nghe khách hàng nói là vũ khí để bạn có thể hiểu rõ tâm lý khách hàng hơn. Khi bạn nghe họ nói bạn có thể nắm bắt được tình hình cũng như nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề đó một cách logic và phù hợp nhất. Hãy chú ý và tập trung để thấu hiểu mong muốn rồi từ từ đưa ra phản hồi phù hợp.
Trong khi thị trường đang tiến tới việc sử dụng các phương thức tiếp thị kỹ thuật số như marketing qua email, quảng cáo trên mạng xã hội, tìm kiếm từ khóa,... Phương pháp truyền thống này vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các ngành hàng tiêu dùng như bảo hiểm, tài chính, dịch vụ hỗ trợ khách hàng và bán lẻ.
Song Telemarketing cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, bao gồm sự phản đối của khách hàng với các cuộc gọi khảo sát và tiếp thị trực tiếp. Chắc hẳn bạn đã từng gặp trường hợp phải bỏ dở công việc để nghe cuộc gọi điện không có giá trị cao và không phù hợp thời điểm. Dần dần, khách hàng sẽ có xu hướng đề phòng những cuộc gọi như thế này, không phản hồi, thậm chí để vào mục chặn.
Nhìn chung, sử dụng Telemarketing tồn tại những nhược điểm nhưng nó sẽ vẫn là phương pháp mang lại những lợi ích kinh doanh nhất định, nhiệm vụ của bạn cần phải cân đối và lên kế hoạch cụ thể với quy chuẩn rõ ràng khi thực hiện phương pháp này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về telemarketing là gì cũng như là vai trò, tầm quan trọng của nó trong chiến lược Marketing hiện nay. Với bài viết mà Bizfly chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện các kỹ năng của mình trong hoạt động kinh doanh.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại