Những level CRM hiện có trên thị trường Việt Nam
Theo một nghiên cứu của Salesforce, CRM giúp các doanh nghiệp cải thiện doanh thu lên đến 37%, mức độ hài lòng của khách hàng tăng 45% và ROI của chiến dịch marketing là 43%. Như vậy, CRM đang đưa chiến dịch marketing và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
Hiện nay, có hàng trăm giải pháp CRM trên thị trường dành cho các quy mô doanh nghiệp khác nhau - từ vài người cho đến hàng nghìn người. Các giải pháp CRM được xây dựng bằng công nghệ điện toán đám mây và dễ dàng mở rộng sức chứa, nâng cấp tính năng tùy theo nhu cầu.
CRM hiện nay không chỉ dừng lại ở việc lưu trữ dữ liệu khách hàng cho doanh nghiệp mà đã được phát triển thêm các tính năng nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động chăm sóc, khai thác khách hàng hiệu quả. Mục đích chung vẫn là hướng tới nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi khách hàng.
4 Level CRM trên thị trường hiện nay
Các level CRM trên thị trường được chia dựa trên nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm này:
Level 1: CRM cơ bản
Một phần mềm CRM cơ bản phải đáp ứng được những nhu cầu quản trị dữ liệu khách hàng, tương
- Lưu trữ tập trung, tự động dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn về cùng một hệ thống
- Sàng lọc, tìm kiếm nhanh bản ghi khách hàng bất cứ lúc nào
- Có khả năng phân loại dữ liệu bằng các tag trạng thái, tạo lập nhóm khách hàng
- Có tính năng thống kê, báo cáo từ tổng quan đến chi tiết từng khách hàng
Như vậy, một CRM cơ bản có các tính năng tương tự về quản lý dữ liệu như các phần mềm excel khác mà các doanh nghiệp hay sử dụng, tuy nhiên, điểm nổi trội nhất của nó nằm ở tính Tự động. Thay thế toàn bộ các quy trình thêm mới, tìm kiếm, sàng lọc data thủ công, CRM thu thập và cập nhật dữ liệu một các tự động, real - time, đơn giản trong vài cú click.
Xem thêm:
- Hướng dẫn import danh sách khách hàng vào CRM dễ dàng
- Làm thế nào để thu lead từ form đăng ký trên website về CRM để lưu trữ và quản lý?
Level 2: Bổ sung thêm tính customize theo từng doanh nghiệp
Các phần mềm CRM trên thị trường được xây dựng sẵn với các giao diện, trường thông tin đa dạng, dễ dàng chọn lựa hiển thị tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có đặc thù khác nhau tùy theo quy mô, lĩnh vực, sản phẩm, bởi vậy những yếu tố định sẵn này chưa thể đáp ứng 100% nhu cầu của họ trong quá trình sử dụng CRM.
Tại level 2, CRM đạt tới cấp độ "tailor - made", được may đo chuẩn chỉ theo bài toán cụ thể của doanh nghiệp. Biểu hiện rõ nhất nằm ở một số tính năng:
- Luồng trạng thái khách hàng dựa theo quy trình riêng của doanh nghiệp
- Tùy chọn xây dựng báo cáo theo các bảng thông tin khách hàng, hoạt động của sales, telesales
- Hệ thống phân quyền cho từng nhân viên với các mức độ khác nhau: Quyền xem chi tiết bản ghi khách hàng, quyền thao tác xóa, sửa, quyền xuất data khỏi hệ thống,...
- Hệ thống tính năng đáp ứng theo nhu cầu phòng ban: Sales, Marketing, Telesales,...
Level 3: CRM kết hợp Automation
CRM không chỉ đơn thuần là phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng các dữ liệu ấy hiệu quả thông qua nhiều kênh tương tác khác nhau.
Hiện nay, nhiều phần mềm CRM trên thị trường đáp ứng level 3 bằng việc tích hợp Email Automation, SMS Marketing hay Web Push notification.
Lấy ví dụ BizCRM - phần mềm quản lý dữ liệu toàn diện đến từ Bizfly, VCCorp, các công cụ automation được add on nhằm hoàn thiện luồng chăm sóc tự động và nâng cao tỷ lệ bán hàng cho doanh nghiệp.
- Email Automation: Các subs đổ về từ nhiều kênh sẽ được hệ thống CRM kích hoạt luồng email chăm sóc tự động theo lịch trình. Việc này giúp giảm tải đáng kể công việc cho các nhân viên thực và đảm bảo 100% mỗi khách hàng đều được đối xử chuyên nghiệp, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
Hành vi tương tác của khách hàng trên email sẽ được trả về hệ thống CRM và từ đó đưa ra các kịch bản chi tiết cho từng tình huống (nhắc nhở giỏ hàng bỏ quên, gửi email hướng dẫn sử dụng, email nhắc nhở ưu đãi,...)
- SMS Marketing: Với CRM, doanh nghiệp có thể khiến kênh SMS vượt xa việc chỉ gửi tin nhắn cho một ai đó.
Dưới đây là một số cách phổ biến mà doanh nghiệp ngày nay có thể sử dụng CRM để gửi SMS cho khách hàng:
- Tin nhắn cá nhân hóa kèm theo mã giảm giá
- Xác nhận lịch hẹn và giảm tới 50% tỷ lệ vắng mặt
- Thúc đẩy khách hàng ghé thăm website với các ưu đãi hấp dẫn
- Nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên
- Phản hồi tự động theo hành vi khách hàng (Thanh toán đơn hàng, xác nhận đặt lịch,...)
Nhìn chung, CRM giúp việc SMS marketing trở nên đơn giản và được cá nhân hóa nhiều hơn, kích thích tỷ lệ đọc tin lên đến 90% chỉ trong 90 giây.
- Web push Notification: Web Push là hình thức gửi thông báo đến khách hàng dựa trên tương tác đồng ý nhận thông tin từ doanh nghiệp. Nó giống như một SMS nhưng được gửi từ website và đích đến là dẫn khách hàng quay trở lại website của bạn.
Web push hoàn toàn miễn phí, gửi trực tiếp đến màn hình (do không có khu vực spam, quảng cáo như email) và có thể sử dụng ngay cả khi không có thông tin email, số điện thoại khách hàng. Các dữ liệu này đều được lấy từ hệ thống CRM và được kết nối với các tính năng tracking kết quả.
Xem thêm: Cách để thu hút khách mua hàng online bằng Webpush và CRM
- Tạo quảng cáo bám đuổi bằng Facebook Ads thông qua CRM
90% khách hàng không mua sản phẩm, dịch vụ ngay từ lần đầu nhìn thấy quảng cáo. Bởi vậy, tạo các quảng cáo bám đuổi bằng CRM giúp khách hàng nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp và "ghim chặt" thương hiệu trong đầu cho đến khi nhu cầu của họ xuất hiện.
Đối với khách hàng đến từ nguồn facebook, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng CRM để phân loại thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau sau đó retarget lại tệp khách hàng tiềm năng, hay up-sell, cross sell tệp khách hàng đã mua hàng.
Từng tệp khách hàng trên CRM sẽ được hệ thống tự động cập nhật sang thành một tệp audience trên trình quảng cáo của facebook.
- Tổng đài CRM:
Thay vì nhấc máy, quay số thông thường, BizCRM giúp nhân sự có thể gọi điện cho khách hàng chỉ trong 1 cú click. Đồng thời, cuộc gọi được ghi âm trực tiếp và lưu trữ theo log trên hệ thống giúp dễ dàng kiểm soát, thẩm định chất lượng để có bước chăm sóc phù hợp.
Một phần mềm CRM có khả năng tích hợp tối thiểu 10 tổng đài khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn.
Level 4: Đáp ứng các tính năng theo nghiệp vụ, chuyên môn khác nhau dựa trên cơ sở dữ liệu
Nhằm giảm tải công việc cho nhân sự, giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm soát công việc trên cùng một hệ thống, tránh phải sử dụng nhiều nền tảng khác nhau dẫn đến sai lệch data, quy trình cồng kềnh.
Phổ biến nhất là các phần mềm CRM:
+ Tích hợp phần mềm Kế toán
+ Tích hợp phần mềm quản lý kho
+ Tích hợp phần mềm quản lý bán hàng
+ Tích hợp phần mềm quản lý nhân sự
+ Tích hợp phần mềm quản lý công việc
Các cấp độ CRM được chia theo nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó, cốt lõi vẫn là khả năng quản trị dữ liệu tập trung, tự động. Các tính năng add on như hệ thống automation, ứng dụng nghiệp vụ khác nhau là bản nâng cấp, mở rộng hoặc nằm ở một giải pháp riêng biệt, có khả năng customize theo từng đề bài cụ thể và tích hợp vào hệ thống chính.
CRM không phải là một sản phẩm one size fits all, bởi vậy, doanh nghiệp nên xác định trước nhu cầu, quy mô và mức độ ứng dụng giải pháp CRM để lựa chọn phần mềm cho phù hợp.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp CRM customize cho riêng mình, hãy liên hệ chuyên gia Bizfly để được tư vấn miễn phí 1:1 ngay hôm nay.
|