Để kinh doanh hiệu quả, ít phải đầu tư vốn và hạn chế rủi ro, nhiều người đã lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì, thủ tục nhượng quyền và cần những lưu ý gì khi mua nhượng quyền thương hiệu? Cùng Bizfly tìm hiểu kiến thức này trong bài viết sau.
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là hình thức kinh doanh thương mại cho phép một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tên thương hiệu, các sản phẩm, công nghệ của bên nhượng quyền trong một thời gian nhất định để thực hiện kinh doanh.
Giá nhượng quyền thương hiệu cần phải có những thỏa thuận cụ thể. Trong đó, người nhượng quyền có thể đòi hỏi một khoản tiền phí và thỏa thuận các điều kiện địa điểm, thời gian sử dụng, quyền sử dụng và các cam kết về chất lượng sản phẩm được cung cấp.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Điều kiện nhượng quyền thương hiệu có ba yếu tố cần đảm bảo về mặt pháp lý bao gồm: Đăng ký kinh doanh, Đăng ký thương hiệu và được cấp bằng bảo hộ, Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình nhượng quyền diễn ra thành công cần đồng thời thỏa mãn ba yếu tố này, bởi doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro pháp lý nếu thiếu một trong 3 yếu tố trên.
Không đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không có cơ sở quyết định nhượng quyền thương hiệu. Mặt khác, nếu doanh nghiệp đăng ký loại hình kinh doanh như hộ kinh doanh, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân sẽ gây cản trở cho việc mở rộng địa điểm, kêu gọi góp vốn sẽ bị hạn chế
Một số những lỗi sai cơ bản khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký thương hiệu:
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là thước đo sự uy tín của thương hiệu. Có đủ tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp doanh nghiệp dễ dàng thuyết phục đối tác tin tưởng vào quy trình sản xuất và góp phẩn cải thiện vị thế cạnh tranh hiệu quả.
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại bao gồm:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu) như sau:
a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;
d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.
Thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
Kiến thức sau, Bizfly giới thiệu 4 hình thức nhượng quyền thương hiệu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Đây là hình thức, bên nhượng lại quyền thương hiệu cho bên được nhượng sẽ đầu tư một khoản chi phí cho bên được nhượng. Thông qua hình thức này, bên nhượng quyền sẽ có tiếng nói, kiểm soát cũng như có thêm cơ hội để thâm nhập vào hệ thống mới được nhượng.
Nhượng lại toàn diện đồng nghĩa với việc bạn sẽ được nhượng lại toàn bộ, hay nói cách khác là “trọn gói”. Theo hình thức này, bên được nhượng sẽ được cung cấp kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách đầy đủ và chi tiết ở mọi góc độ, khía cạnh từ bên nhượng quyền thương hiệu. Đây là hình thức phổ biến nhất, đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt trong các ngành đồ ăn, thức uống, các dịch vụ bán lẻ…
Các hình thức nhượng quyền thương hiệu
Đây là hình thức chỉ chuyển nhượng một mảng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hình ảnh thương hiệu, công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm. Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ không được can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của bên được nhượng. Mục đích cuối cùng của nhượng quyền thương hiệu không toàn diện là tăng doanh thu và tạo ra nhiều sự khác biệt so với các đối thủ.
Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu, thì hình thức nhượng quyền thương hiệu tham gia quản lý là sẽ cung cấp thêm người quản lý và điều hành cho bên được nhượng quyền, mục đích của hình thức này nhằm giúp bên nhượng có thể giám sát cũng như vận hành kinh doanh một cách dễ dàng hơn.
=> Xem thêm: Top 15 mô hình kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay
Dưới đây là một số ưu, nhược điểm khi sử dụng nhượng quyền thương hiệu mà bạn nên biết.
Ưu và nhược điểm của hình thức nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền sản phẩm (Franchising) là hình thức kinh doanh mà một đơn vị kinh doanh cho phép một cá nhân hoặc một công ty khác sử dụng thương hiệu, sản phẩm và hệ thống kinh doanh của mình để bán hàng. Thường được áp dụng vào nhà sản xuất và đại lý.
Là một hình thức kinh doanh mà người chủ sở hữu một mô hình kinh doanh chia sẻ quy trình và kinh nghiệm đào tạo với người khác hoặc tổ chức khác để mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Trong đó, người nhận nhượng quyền sẽ được phép sử dụng các sản phẩm, quy trình, thương hiệu và hỗ trợ từ chủ sở hữu mô hình kinh doanh để triển khai kinh doanh theo mô hình đã được thử nghiệm và thành công.
Hình thức nhượng quyền công việc phù hợp với những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ hoặc cá nhân muốn bắt đầu kinh doanh. Những dịch vụ thuộc nhóm nhượng quyền công việc bao gồm: Tổ chức sự kiện, dịch vụ sử chữa lắp đặt, dịch vụ vận chuyển,...
Nhượng quyền đầu tư là một mô hình kinh doanh mà công ty chủ sở hữu cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu, sản phẩm, quy trình, công nghệ và hệ thống kinh doanh của công ty để mở một cửa hàng hoặc chi nhánh tại một địa điểm khác.
Là hình thức kinh doanh mà bên nhận nhượng quyền sẽ tiếp quản những đơn vị hoặc cửa hàng đang hoạt động tốt từ bên nhượng quyền. Bên nhận nhượng quyền sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý và đầu tư.
Nhượng quyền chuyển đổi thích hợp với doanh nghiệp có hệ thống chi nhánh hoạt động mạnh mẽ.
Bizfly sẽ đưa ra những “bật mí” giúp bạn mua nhượng quyền thương hiệu hiệu quả và thành công cho doanh nghiệp của bạn.
Trước khi mua thương hiệu, việc đầu tiên bạn cần làm là phải nghiên cứu thị trường. Điều này sẽ giúp bạn biết được đâu là thương hiệu đang được ưa chuộng, có tiềm năng để phát triển và xứng đáng bỏ chi phí ra mua để đầu tư.
Một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu
Sau khi nghiên cứu thị trường, thì bước tiếp theo bạn cần phải lưu ý đến chi phí phát sinh. Ngoài các phí cố định, thì trong quá trình mua thương hiệu sẽ phát sinh rất nhiều chi phí khác như: sửa chữa, trang trí, nguyên vật liệu,... Bạn phải đảm bảo rằng, doanh thu phải đủ để chi trả các chi phí sinh này và phí trả phần trăm cho bên nhượng thương hiệu.
Tính pháp lý trong hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu bao gồm các quyền lợi và điều khoản đi kèm. Hai bên sẽ nhờ đến sự tham gia của pháp luật. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu mà bạn mua đã được đăng ký và được pháp luật bảo hộ.
Đây là một trong những vấn đề mà bên được nhượng quyền vô cùng lo lắng. Các cửa hàng được nhượng sẽ xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi gặp những phát sinh trong hoạt động kinh doanh, điều này dẫn đến việc cần một cửa hàng xảy ra lỗi, thì các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây theo.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về "nhượng quyền thương hiệu là gì" và ưu nhược điểm cũng như một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu. Qua bài viết Bizfly chia sẻ, sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cho mình một thương hiệu phù hợp đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại