Với những tín đồ nghiện mua sắm cụm từ OEM không quá xa lạ, tuy nhiên để hiểu rõ về thương hiệu OEM thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây Bizfly sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về thương hiệu này. Cùng tìm hiểu ngay thôi!
Thương hiệu OEM (Original Equipment Manufacturer) hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM là các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm theo thiết kế với các thông số kỹ thuật từ đơn đặt hàng của đối tác. Nói một cách dễ hiểu về khái niệm OEM là công ty có sản phẩm được sử dụng làm linh kiện trong sản phẩm của công ty khác.
Hiểu đơn giản thương hiệu OEM là hình thức kinh doanh B2B (business to business), giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong khi thương hiệu VAR là thương hiệu B2C (business to consumer), bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng.
ABC LTD là công ty sản xuất ô tô, họ muốn sản xuất hàng loạt ô tô tuy nhiên nhà máy của họ không thể đáp ứng được số lượng sản xuất. Nếu bổ sung thêm một nhà máy mới để giải quyết vấn để sản xuất thì đồng nghĩa với việc phải gánh một khoản chi phí lớn. Giải pháp tối ưu nhất là thuê công ty bên ngoài ngoài sản xuất một số bộ phận nhất định của ô tô, sau đó lắp ráp chúng lại tại công ty ACB ltd. Các công ty mà ACB thuê để gia công một số bộ phận nhất định chính là nhà sản xuất thiết bị gốc hay là OEM
Một ví dụ khác là công ty Intel - công ty sản xuất các bộ phận và thiết bị được sử dụng trong sản phẩm máy tính của các công ty như Dell và HP. Họ không sản xuất sản phẩm cuối cùng để bán cho người tiêu dùng, thay vào đó, họ cung cấp một thành phần chính là bộ xử lý để các công ty khác sử dụng và sản xuất ra máy tính.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong giai đoạn 10 năm từ 2010 đến 2019, Việt Nam đã thu hút được 143 tỷ USD vốn FDI lũy kế. Trong đó, 59% dành cho sản xuất, đặc biệt là trong ngành điện tử, dệt may, giày dép và phụ tùng ô tô. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển đổi chuỗi cung ứng sang Việt Nam.
Nhờ vậy mà trong vài năm gần đây, thị trường OEM tại Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phản ánh sự tăng trưởng OEM trong ngành công nghiệp sản xuất trong nước. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp OEM ở Việt Nam đã không ngừng mở rộng phạm vi sản phẩm, từ các thiết bị điện tử, ô tô, máy móc đến sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế.
Các doanh nghiệp OEM ở Việt Nam ngày nay cũng đang tập trung vào việc hợp tác quốc tế. Như FPT đã mở rộng hoạt động OEM của mình, hợp tác các công ty Đức để sản xuất linh kiện điện tử. Hay THACO cũng đầu tư sản xuất và cung cấp các linh kiện ô tô cho doanh nghiệp ngoài nước được lắp ráp tại Việt Nam như Kia, Mazda Peugeot,..
Tuy nhiên, thị trường OEM tại Việt Nam không tránh khỏi những thách thức và áp lực cạnh tranh từ thị trường quốc tế. Thách thức lớn nhất chính là khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia với năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp OEM. Ngoài ra các doanh nghiệp OEM tại Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nhất là thị trường OEM tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,..
Chứng kiến sự phát triển không ngừng của thị trường OEM, trong giai đoạn 2020 đến nay dự kiến Việt Nam sẽ đón đợt sóng đầu tư nước ngoài vô cùng mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội giúp các doanh nghiệp OEM tại Việt Nam ngày càng phát triển trong thời gian sắp tới.
Thương hiệu OEM không phải của một nước nào cụ thể, giống như khái niệm mà chúng ta đã biết OEM là công ty sản xuất “hộ” các công ty khác. Vì vậy để biết hàng OEM đến từ nước nào, bạn có thể tìm hiểu xem công ty OEM sản xuất đến từ đâu.
Thương hiệu OEM trên các sàn thương mại Lazada hay Tiki là các sản phẩm đăng bán trên sàn được người bán giới thiệu OEM. Những sản phẩm khi để thương hiệu OEM không cần cung cấp thêm giấy tờ nào cho bên Lazada hay Tiki. Như vậy, người bán có thể cạnh tranh với nhau mà không cần đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm đang kinh doanh.
Có. Bởi hàng OEM được sản xuất bởi các nhà sản xuất có uy tín và kinh nghiệm trong ngành công nghiệp. Sử dụng các loại vật liệu và linh kiện chất lượng cao, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại cùng quy trình kiểm tra nghiêm ngặt nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.
Bên cạnh đó hàng OEM còn tồn tại một số nhược điểm như vấn đề bảo hành hoặc khó kiểm soát chất lượng,...Khi mua hàng OEM bạn sẽ không được hưởng chế độ bảo hành, sửa chữa hay đổi trả như mua hàng chính hãng. Hơn nữa trên các sàn thương mại điện tử xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái khiến cho khách hàng không còn tin vào chất lượng. Vì vậy bạn nên nghiên cứu kỹ về nhà sản xuất, hoặc xem xét đánh giá từ khách hàng trước để đảm bảo được độ tin cậy.
Thuật ngữ OEM và ODM thường được sử dụng trong ngành sản xuất. OEM đề cập đến một công ty sản xuất hàng hóa hoặc linh kiện được bán trên thị trường và chào bán dưới tên thương mại của một công ty khác. Nói cách khác, OEM chịu trách nhiệm sản xuất một sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn do một doanh nghiệp khác đưa ra.
Ngược lại với OEM, các công ty ODM thiết kế và sản xuất sản phẩm của riêng mình và bán cho các công ty khác để bán lại dưới tên riêng của họ. Cả hoạt động kinh doanh OEM và ODM đều rất quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất. Các công ty OEM giúp các công ty khác tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách sản xuất linh kiện và sản phẩm với chi phí tối ưu, trong khi các công ty ODM cung cấp giải pháp hoàn chỉnh bằng cách phát triển và sản xuất.
Trên đây là bài chia sẻ các thông tin về thương hiệu OEM, hy vọng bài viết đem lại nhiều kiến thức bổ ích đến cho bạn đọc. Hãy thường xuyên truy cập website của Bizfly để cung cấp nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại